Cây Quýt Hồng Lai Vung Đang Trái Cao 1,5mQuýt Hồng là loại quýt có kích thước khá to và vỏ có màu hồng rất đẹp và bắt mắt, được nhiều người chọn lựa khi đến dịp lễ tết. Cây quýt Hồng có khả năng sinh trưởng khá nhanh, lá cây...
Null
Cây Quýt Hồng Lai Vung Đang Trái Cao 1,5m
Quýt Hồng là loại quýt có kích thước khá to và vỏ có màu hồng rất đẹp và bắt mắt, được nhiều người chọn lựa khi đến dịp lễ tết.
Cây quýt Hồng có khả năng sinh trưởng khá nhanh, lá cây lớn và có màu xanh đậm, phía đuôi lá hơi cong lên, sau 1 năm trồng, cây sẽ phát triển tốt như cam.
Cây vốn không ưa đất phèn, do vậy dùng đất bờ cũ trồng cây quýt sẽ phát triển nhanh hơn đất mới lên bờ.
Quýt Hồng chịu tưới nước nhưng lại không ưa nước bị ứ đọng ở gốc vì vậy không thể canh tác được ở những nơi quá thấp như vùng đồng bằng Cửu Long.
Riêng tỉnh Đồng Tháp, có vung Lai Vung, dọc theo bờ sông Hậu có vườn quýt Hồng phát triển khá tốt cả về số lượng cũng như chất lượng, vỏ ngoài của quýt rất đẹp.
Vùng đất đỏ hoặc đất cát như Bà Rịa, Thủ Đức,… cũng có thể trồng được nhưng khi tới mùa khô, cây thiếu nước sẽ chậm lớn, lá không xanh, trái bị nhỏ đi.
Trái quýt Hồng có kích thước khá to, phía đít hơi lõm, trái dẹp chứ không tròn. Lúc chưa chín có màu xanh, vị chua nhiều, khi chín thì màu vàng anh hay vàng đậm.
Trái chín nhiều có vị ngọt mặn. Vỏ quýt dầy hay mỏng sẽ tuỳ theo đất trồng và cách dùng phân bón.
Với chất lượng hoàn hảo cùng vẻ ngoài đẹp mắt, cây quýt Hồng rất được người tiêu dùng chọn lựa và sử dụng với nhiều mục đích.
Chuẩn bị đất, giống cây và cách trồng:
- Cần chọn đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt... Vườn phải có đê bao chống lũ.
- Quýt hồng chủ yếu được trồng bằng nhánh chiết nên cần chọn giống từ cây mẹ 5 năm tuổi trở lên, sạch bệnh, khỏe, quả nhiều và to.
- Chuẩn bị mô có chiều cao 40 - 60 cm, đường kính 60 - 80 cm, đào hố giữa mô, trộn đều đất với 5 - 10 kg phân chuồng, 1 kg phân Super lân và 0,5 kg vôi cho vào hố trước khi đặt cây con.
- Đặt cây xuống giữa mô sao cho mặt bầu ngang bằng mặt mô, ém đất xung quanh gốc, cắm cọc giữ cho cây không bị gió làm lung lay và tưới đủ nước, mật độ trồng từ 600 - 700 cây/ha.
Chăm sóc:
- Cần dựng hàng cây chắn gió nhằm ngăn chặn sự di chuyển của sâu bệnh và hạn chế thiệt hại do gió bão. Các loại cây sử dụng làm cây chắn gió là: dâm bụt, tràm...
- Vào mùa nắng cần tưới nước thường xuyên cho cây, đồng thời tạo rãnh thoát nước kịp thời trong mùa mưa để tránh ngập úng.
- Phân bón được chia làm 4 - 6 đợt để bón cho cây từ 1 - 3 năm tuổi. Sau khi trồng nên dùng phân urê hoặc phân DAP với liều lượng 40g hoà tan trong 10 lít nước để tưới cho cây (2 tháng/lần).
- Khi cây trên 1 năm tuổi cần bón phân gốc. Hàng năm bón phân hữu cơ từ 5 - 10 kg/cây.
Quản lý sâu bệnh:
- Giai đoạn từ khi ra hoa đến đậu trái (khoảng 30 ngày), cần quản lý các đối tượng sâu và bệnh hại như: rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, rầy mềm…