Cây Siro Gốc Lớn Đang Trái Cây siro có thể đã rất quen thuốc với nhiều người, xong không phải ai cũng biết nguồn gốc và tác dụng của cây siro đối với sức khỏe con người. Theo nghiên cứu của y khoa, Vitamin C trong quả siro có tác dụng...
Null
Cây Siro Gốc Lớn Đang Trái
Cây siro có thể đã rất quen thuốc với nhiều người, xong không phải ai cũng biết nguồn gốc và tác dụng của cây siro đối với sức khỏe con người.
Theo nghiên cứu của y khoa, Vitamin C trong quả siro có tác dụng thu liễm, quả chín có thể làm mát, giải nhiệt. Rễ cây siro lại có tác dụng kiện tì, sát trùng…
Siro được biết đến với cái tên khoa học là Carissa carandas. Cây siro là giống cây thuộc họ Dừa cạn (Apocynaceae), nó xuất hiện ở nhiều nước châu Á với khí hậu và môi trường nhiệt đới có đủ ẩm và nhiệt để cây siro sinh sôi, phát triển.
Mọc thành bụi với chiều cao từ 2-4m, giống cây tiểu mộc này có cành lá um tùm.
Cây siro còn được trồng làm cây cảnh ở nhiều nơi, khi trồng trong chậu, cây sẽ phát triển thấp hơn với dáng đẹp hơn.
Hoa nhỏ xinh màu trắng, mọc thành chùm, nở quanh năm.
Trái siro mập nhìn mũm mỉm rất thích mắt. Khi quả xanh sẽ có màu tím, lúc chín chuyển sang màu đỏ rồi dần qua đen. Kích thước Trái siro chỉ bằng quả nho.
Những Trái siro xanh có vị chua, rất thích hợp để làm gia vị thay chanh. Người dân ở những nơi trông siro thường dùng nó để giã với tỏi ớt làm nước chấm.
Ngược lại, khi quả chín vị vô cùng ngọt, có thể ví trái siro với nho vì khi ăn cảm giác vị ngọt rất giống. Người ta hay dùng để ăn sống, làm siro, làm mứt hay ngâm rượu.
Cây siro có kích thước nhỏ gọn rất phù hợp trang trí cảnh quan nơi có diện tích hạn chế như nhà phố, cơ quan, công sở, quán cà phê… mang đến vẻ đẹp sinh động, tươi vui, đầy sức sống.
Cây siro với những chùm quả mọng đỏ xua đi những điều xui xẻo, mang đến may mắn, điềm lành, sức khỏe cho toàn thể gia đình.
Siro rất sai quả, từng chùm quả nổi bật trên nền lá xanh thẫm trông bắt mắt, đầy sức sống.
Trồng siro trong công sở, công ty không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ, màu đỏ của quả còn mang đến may mắn, tài lộc. Người ta thường trồng những loại hoa cỏ nhỏ xinh dưới bồn cây tạo vẻ đẹp quây quần, ấm cúng.
Ngoài ra các bộ phận của cây còn dùng để làm thuốc hữu hiệu:
Rễ siro có vị đắng, Sắc rễ khô uống để trị sán lãi, sát trùng, thuốc kiện vị, bệnh scorbut…
Quả siro chứa nhiều vitamin C vừa làm mát vừa chữa bệnh mật, hoặc làm gia vị.
Quả chín vừa làm món ăn chơi, vừa ngâm rượu, làm mứt, làm siro,…
Cách trồng và chăm sóc cây sirô
Cây si rô thuộc loại cây khỏe mạnh, không cầu kỳ chăm sóc, ít sâu bệnh.
- Ánh sáng: si rô ưa sáng hoàn toàn, càng nhiều nắng lá và quả càng đậm màu, giàu sắc tố.
- Nhiệt độ: siro ưa khí hậu mát mẻ, chịu nóng kém hơn lạnh. Nhiệt độ phù hợp nhất đối với cây là 15-28oC. Nóng quá cây sinh trưởng phát triển kém.
- Độ ẩm: Siro ưa ẩm trung bình
- Đất trồng: siro không kén đất nhưng phải tránh ngập úng. Nếu trồng chậu, muốn cây ra quả thì đường kính chậu tối thiểu 40 cm.
- Tưới nước: Lượng nước tưới vừa phải, tưới nhiều làm úng thối rễ. Chỉ nên tưới khi đất trên mặt chậu se khô. Trung bình 3-4 ngày tưới khoảng 2 lít nước/ cây.
- Bón phân: cây ra quả liên tục nên cần nhiều dinh dưỡng, hàng tháng nên bón phân điều độ cho cây bằng các loại phân đa vi lượng : NPK, phân hữu cơ, phân vi sinh, phân trùn quế…