Cây Xoài Úc Giống Cao Trên 1m - Cây Ghép từ giống đầu dòngXoài Úc bén duyên với Khánh Hoà từ những năm 2000 khi một người Úc mang cây giống R2E2 bên đó sang trồng. Ông Morton có niềm đam mê với cây xoài và mong muốn mang đến...
Null
Cây Xoài Úc Giống Cao Trên 1m - Cây Ghép từ giống đầu dòng
Xoài Úc bén duyên với Khánh Hoà từ những năm 2000 khi một người Úc mang cây giống R2E2 bên đó sang trồng. Ông Morton có niềm đam mê với cây xoài và mong muốn mang đến cho người dân địa phương của Khánh Hòa một cơ hội đổi đời bằng cách dạy họ cách trồng, chăm sóc xoài đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
“Nông thôn có ít trò giải trí nhưng bù lại không bị ngột ngạt bởi nhà cao tầng. Tôi thích làm nông dân và thấy thoải mái khi sống ở trang trại. Hơn nữa, tôi muốn hiểu rõ cây xoài Úc trồng tại Khánh Hòa khác thế nào với trồng tại Úc”.
Và giờ đây sau hơn 20 năm phát triển ở vùng đất Cam Lâm đầy nắng và gió cây xoài nói chung và xoài úc nói riêng đã mang đến nhiều đổi thay tích cực cho người dân nơi đây. Đã có nhiều người giàu lên từ xoài, đổi đời nhờ xoài và hơn hết họ vẫn vui vẻ gắn bó với cây xoài.
– Xoài ăn ngon nhất khi chín tới
– Đặc trưng khác biệt: Hạt nhỏ. Độ Ngọt (Brix 12-14%) vừa phải không gắt, ít sơ. Hương thơm đặc trưng và Màu sắc lúc chín bắt mắt hấp dẫn. Ưu điểm của giống này là mẫu mã và hương thơm.
– Thời gian bảo quản lâu: 17- 20 ngày. 10 ngày từ lúc hái đến khi chín hoàn toàn. 7 ngày bảo quản lạnh vẫn đảm bảo chất lượng.
– Mùa xoài: tháng 3 đến hết tháng 7 dương lịch. Từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
– Từ ra hoa đến thu hoạch khoảng 4 tháng.
– Khi trồng nên chọn giống ghép, cây phải khỏe mạnh, sạch bệnh, đúng giống. Vị trí ghép cách gốc từ 15-20cm, chiều cao cây 50-70cm tính từ mặt bầu lên.
1. Xoài úc ăn xanh vẫn được nhưng ngon nhất là dùng khi ăn lúc đã chín vàng.
Khác với xoài ăn xanh như đài loan, tứ quý hay xoài keo, xoài úc nên ăn chín để cảm nhận mùi thơm vị ngọt tốt nhất.
2. Vệt màu đỏ đặc trưng của xoài úc xuất hiện nhờ … ánh nắng chủ yếu.
Xoài Úc thích nắng, càng nắng trái càng đỏ lại càng đẹp và được giá. Chính vì vậy mà sau mỗi vụ mùa người ta cố gắng tỉa cắt cành để thông thoáng cho vườn giảm sâu bệnh hại và giúp có không gian để nắng chiếu vào trong những tán xoài. Có lẽ vì vậy mà những năm gần đây xoài úc được nhiều nơi ở miền tây và Campuchia mang về trồng nhưng khi cho trái thì không được đẹp bằng xoài úc ở xứ sở ven biển cát trắng nắng vàng Cam Lâm Khánh Hòa này.
3. Màu sắc trên trái có thể giúp nhận diện quá trình trưởng thành của xoài Úc
Một đặc điểm đặc trưng nhất ngoài hình dáng tròn trịa như trái đào là vệt màu đỏ trên trái. Vệt màu đỏ này chỉ xuất hiện khi trái bắt đầu già.
Lúc non trái xoài úc vẫn khoác ngoài lớp vỏ xanh như những giống xoài thông thường. Ảnh từ trái sang phải thể hiện mức độ “già hóa” của trái xoài úc.
Xoài càng già, màu đỏ hiện càng nhiều. Chính vì vậy mà dựa vào màu sắc chúng ta có thể đoán được mức độ già của xoài. Tuy nhiên xoài có màu đỏ không chắc là xoài đã chín.
4. Mủ xoài Úc rất nhiều và còn khá nguy hiểm nếu tiếp xúc trực tiếp.
Xoài Úc rất nhiều mủ. Nếu bạn thử hái xoài xanh khỏi cây và bớt cuống thì mủ xoài phun ra rất nhiều so với các giống xoài khác.
Mủ này dính vào da xoài sẽ hư vỏ xoài, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển. Xoài úc bị dính mủ là sẽ bị đánh giá thấp ngay khi thu mua. Thậm chí, nếu để mủ dính vào da người sẽ gây bỏng hoặc dị ứng da.
Mủ xoài có thể được xử lý bằng nhiều cách, cắt cuống rồi giốc xuống cho đến khi mủ chảy ra hết hoặc ngâm vào nước để làm loãng mủ.
5. Bảo quản xoài úc như thế nào nếu không ăn hết ngay?
Như đã nói, nếu bạn mua xoài úc già, nó sẽ tiếp tục chín sau khi đã hái. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có nhiệt độ, độ thông thoáng. Đây là hai yếu tố mà từng hộ gia đình hoặc cửa hàng nhỏ lẻ có thể kiếm soát được để quản lý tốc độ chín của xoài úc.
Ngoài ra, ở quy mô công nghiệp thì người ta có hệ thống ủ chín bằng cách bơm khí etylen hoặc truyền thống hơn có phương pháp dú chín bằng đất đèn.
Tốt nhất là để xoài chín tự nhiên bên ngoài tại nhiệt độ tối ưu từ 20 đến 30 độ C, đảm bảo thông thoáng có ánh sáng và chú ý là đừng cho xoài vào túi ni lông kín. Quá trình này mất khoảng vài ngày.
Đến khi xoài chín (bóp hơn mềm, có màu vàng đều như hình bên trên) thì cho xoài vào tủ lạnh. Tại môi trường tủ lạnh, có thể giữ xoài úc thêm khoảng vài tuần nữa.
Lưu ý là đừng bao giờ bỏ tủ lạnh xoài còn xanh nhé nếu bạn không thích ăn xoài chua!
6. Các món ăn từ xoài Úc.
Ăn tươi là một lựa chọn, cách 2 bên má dùng muỗng múc hoặc là dùng dao khứa từng đường rồi bẻ ra. Ăn với mắm đường cũng là một cách đối với xoài xanh giòn và chua.
Ngoài ra, có thể dùng để nướng với thịt rất thơm và ngon. Có thể làm kem xoài, xoài sấy khô…
Thịt săn chắc, thơm, ít bị chảy nước và độ ngọt vừa phải không gây rát cổ họng như những xoài khác khi chín như Hoà Lộc
Nếu xoài đã được thu hoạch trên 3 ngày rồi thì cũng ở nhiệt độ bảo quản trên bảo quản được tối đa 7 ngày trước khi chín.
Tương tự, tại nhiệt độ quả xoài cao hơn 14 độ C:
Nếu xoài từ 3 tuổi trở xuống có thể vẫn bảo quản được tối ưu 7 ngày trước khi chín ở mức nhiệt độ bảo quản lạnh 10-12 độ C.
Nếu xoài trên 3 tuổi trở thì không thể bảo quản lạnh được nữa vì khi đó xoài sẽ bắt đầu chín ngay.
Nếu xoài chín trong nhiệt độ bảo quản lạnh 10-14 độ C thì sao? Nhiệt độ chín tối ưu của xoài Úc nên là 18-20 độ C. Nếu xoài chín ở nhiệt độ thấp hơn (ví dụ như nhiệt độ bảo quản xoài là 10-14 độ C thì vỏ xoài khi chín sẽ có màu vàng xanh xen kẻ kém thẩm mĩ, lượng acid trong thịt xoài còn cao nên sẽ chua, hương vị kém đi.
Ở nhiệt độ phòng thông thường không có bảo quản lạnh: Xoài Úc có thể giữ được tầm 10 đến 15 ngày bình quân. Tính từ thời điểm xanh già hái khỏi cây.
7. Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Xoài Úc:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.
Cắt tỉa, tạo hình: Cây Xoài là loại cây ra hoa đậu trái ở đầu cành, tạo tán tròn đều nhận ánh sáng từ mọi phía sẽ thuận lợi cho việc ra hoa đậu trái.
Khi cây có chiều cao 1m cắt tỉa cành chỉ để lại chiều cao khoảng 0,8m, cây phát triển 5-7 cành mới cắt chỉ để 3 cành khung tỏa đều 3 hướng làm cành cấp I.
Khi cành cấp I dài 0,5-0,8m tỉa tiếp và chỉ để lại 3 cành làm cấp II và từ cành cấp 2 chỉ tỉa để lại 3 cành cấp III.
Sau đó ngưng tỉa để cây phát triển tự nhiên, lúc này cây sẽ có bộ khung vững chắc và tán sẽ phát triển theo dạng tròn.
Hàng năm sau khi thu hoạch nên cắt tỉa bỏ cành sâu bệnh, cành khuất trong tán, cành mất cân đối, để cây thông thoáng.
Việc tỉa cành nên làm ngay sau khi thu hoạch trái để dễ dàng xử lý cây ra hoa.